Giống như bất kỳ loại xe hay máy móc – thiết bị nào, quy trình bảo trì – bảo dưỡng sửa chữa & thay thế phụ tùng xe nâng đã, đang & luôn là vấn đề muôn thuở với tất cả các doanh nghiệp đang sử dụng xe nâng, vì tất cả những chi phí này tác động đến mức độ hiệu quả của quá trình khai thác – sử dụng xe, tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của chính người chủ doanh nghiệp sử dụng xe nâng.
Nhằm quản lý được chi phí ấy; tất cả các vị trí từ thợ sửa xe, người vận hành – sử dụng hay mua bán xe đều nên nắm được những hỏng hóc cơ bản thường xảy ra với từng dòng, từng loại xe để từ đó có thể đạt được hướng tiếp cận chính xác, tiết kiệm & thuận lợi hơn trong quá trình khắc phục các vấn đề hay lỗi phát sinh về mặt kỹ thuật của những chiếc xe nâng mà doanh nghiệp mình đang sử dụng.
Trong quá trình sử dụng liên tục, đặc biệt là tại các môi trường làm việc khắc nghiệt tại Việt Nam như trong kho nóng ẩm nhiều khói bụi, nhiều chướng ngại vật hay môi trường ngoài trời, phải mang hàng hóa liên tục, hoặc sử dụng nhiều trong kho quá lạnh… thì các lỗi trục trặc, hỏng hóc là điều không thể tránh khỏi. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những lỗi hư hỏng xe nâng thường mắc phải nhất để các bạn dễ dàng phòng tránh nhờ các hoạt động bảo trì bảo dưỡng sửa chữa thay thế phụ tùng kỹ càng.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xe nâng, sau đây Vua Xe Nâng Trung Quốc xin được điểm lại những bộ phận – phụ tùng quan trọng trên xe nâng mà dễ bị hỏng hóc, gặp phải sự cố nhất.
1. Hư hỏng & hao mòn bánh xe, lốp xe & vòng bi bánh xe
Lốp Xe Nâng Ngồi Lái
Lốp xe & bánh xe chính là phần tiếp xúc trực tiếp với nền xưởng, cũng là phần chịu toàn bộ trọng lượng xe, vì vậy, hao mòn của lốp, bánh xe hay vòng bi bánh xe trong quá trình sử dụng là không thể tránh khỏi.
Trong quá trình sử dụng, lốp xe có thể bị vướng vào các chướng ngại vật: Vật sắc nhọn, đinh, các loại vật liệu – hàng hóa trên đường di chuyển, hay mảnh thủy tinh, cát sỏi đất đá… hoặc va chạm ngoài ý muốn với các chướng ngại vật khác.
Đặc biệt, với các dòng xe nâng nhỏ với bánh xe đắp PU, hao mòn của bánh xe sẽ rất nhanh, thường chỉ từ nửa năm đến một năm với tần suất sử dụng liên tục. Vòng bi bánh xe của các dòng xe này cũng thường rất nhanh bị vỡ & cần thay thế định kỳ mỗi 6 tháng.
Vòng bi bánh xe nâng tay
Khi bánh xe hay lốp xe bị hỏng trong quá trình sử dụng, cần thay thế ngay để tiếp tục vận hành xe, doanh nghiệp có thể cân nhắc giữa hai lựa chọn là thay thế bằng một cặp bánh xe mới tinh, hoặc sử dụng bánh khác đã qua sử dụng nhưng còn tốt nhằm tiết kiệm chi phí.
Riêng với dòng xe nâng điện nhỏ sử dụng bánh phủ PU này, có thể tháo bánh xe ra để thay vòng bi khi vỡ vòng bi, cũng như đắp lại bánh để tái sử dụng nếu bánh không bị quá mòn vẹt hay hư hại trầm trọng.
2. Lỗi bỏ máy
Lỗi bỏ máy thường xuất hiện khi chỉ có 2 – 3 xilanh hoạt động trong tổng số 4 xilanh của động cơ xe, xuất phát từ các nguyên nhân như hỏng hoặc tắc kim phun / bơm cao áp, kẹt dầu, tắc nghẽn lọc dầu / lọc nhiên liệu… nói chung.
Riêng với động cơ xăng , lỗi bỏ máy thường do bộ chế hòa khí hay bơm yếu, xăng chứa nhiều tạp chất bẩn dẫn đến nghẹt bộ lọc.
Trong đa số các trường hợp, cần đánh giá rõ mức độ hư hại hay tắc nghẽn của các bộ phận kể trên để thay thế ngay nếu đã hư hỏng hoàn toàn; hoặc sục rửa lại, vệ sinh sạch sẽ trong trường hợp chỉ bị tắc thông thường, vẫn còn có thể sử dụng.
3. Hao mòn & thay thế đường ống Thủy Lực
Đường ống thủy lực là một trong những chi tiết dễ gặp trục trặc với mọi thiết bị nâng hạ. Ống thủy lực trong xe nâng hàng là bộ phận quan trọng của hệ thống nâng hạ, trợ lực tay lái, hay bố thắng (Tùy từng dòng xe đặc thù).
Bản thân đường ống thủy lực đều được các hãng sản xuất rất chắc chắn, đặc biệt là với hãng xe nâng Goodsense – được đánh giá là có hệ thống thủy lực ổn định nhất trên thị trường xe nâng Trung Quốc hiện tại. Tuy được sản xuất với độ chắc chắn & bền bỉ như vậy, nhưng khi phải chịu lưu lượng dầu áp suất cao trong thời gian làm việc liên tục, những hỏng hóc như gập – gãy ống, co giãn biến dạng đường ống, rò rỉ dầu hay thậm chí là nứt gãy đột ngột gây rơi hàng trong quá trình hoạt động – thực hiện nhiệm vụ nâng hạ không phải là hiếm trong vận hành xe nâng.
Để đảm bảo an toàn cho quá trình nâng hạ, cần chú ý kiểm tra định kỳ đường ống thủy lực sau một thời gian sử dụng theo đúng quy định của hãng về bảo trì bảo dưỡng, nhằm phát hiện, kiểm soát & xử lý mọi trục trặc có thể phát sinh như nứt gãy gập ống hay rò rỉ dầu. Chú ý thay thế những đường ống hỏng hóc ngay khi cần thiết.
Lưu ý một số loại đường ống thủy lực loại đặc biệt được thiết kế để chịu đựng áp suất & nhiệt độ cao cũng như chịu được rung động trong vận hành liên tục, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt, ví dụ như loại ống thủy lực trong hình dưới đây:
4. Trục trặc bình Ắc quy khởi động / bình Ắc quy của Xe Nâng Điện
Bình ắc quy khởi động là bộ phận không thể thiếu trong mọi thiết bị di chuyển và nâng hạ có sử dụng động cơ. Bình Điện (ắc quy) với công nghệ phát triển từng giờ nhưng ắc quy hay ắc quy xe nâng lại có những bước tiến vô cùng chậm chạp. những hỏng hóc ở ắc quy xe nâng thông thường từ trong quá trình sử dụng không đúng cách.
Vì vậy chúng ta nên kiểm tra bình ắc quy một cách thường xuyên, châm nước nếu bình thiếu nước, sạc xả bình kể cả lâu ngày không sử dụng. khởi động xe nâng hàng cho động cơ chạy trong một khoản thời gian để bù bấp lượng điện bị hao hụt.
Sau một thời gian sử dụng hay cho thuê xe nâng mặc dù được bảo dưỡng đúng cách, loại xe nâng nào cũng có thể gặp phải các lỗi hư hỏng do các yếu tố khách quan hoặc do vận hành sai cách. Đặc biệt các dòng thiết bị sử dụng thường xuyên như xe nâng cần được khắc phục lỗi sớm để đảm bảo hiệu quả sản xuất đồng thời tiết kiệm chi phí.
Sau một thời gian sử dụng hay cho thuê xe nâng, kể cả được bảo dưỡng đúng cách, sự thật là cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn các lỗi nhỏ hay hỏng hóc xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiệt độ quá cao/thấp hay môi trường sử dụng xe nâng chứa nhiều khói bụi, hóa chất…hoặc những lỗi chủ quan như người vận hành dùng xe sai quy cách.
ẮC QUY XE NÂNG HITACHI 48V-320AH
Đặc biệt, với các dòng Xe Nâng Điện dùng nguồn năng lượng vận hành từ bình ắc quy loại khô hoặc axit với nguồn sạc thường là: 24VDC, 36VDC, 48VDC… các bộ dung lượng lớn hàng trăm Ah cho phép xe nâng hoạt động liên tục nhiều ca làm việc. Hãy chú ý sử dụng bộ sạc phù hợp để tránh các trục trặc có thể phát sinh. Các lỗi về ắc quy luôn cần được khắc phục & xử lý ngay để đảmiến độ công việc, duy trì hiệu quả sản xuất & đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa.
5. Lỗi hư hỏng húc (mayo) và la-zăng xe
Thông thường lỗi này xuất phát từ vận hành của tài xế như chạy quá tốc độ, không kiểm tra xe nâng trước khi vận hành. Sau thời gian dài sử dụng, các ốc – bu lông & tắc kê bánh xe có thể bị lỏng / mòn, phá vỡ húc hay mâm xe chỉ trong một thời gian ngắn.
Húc (mayo) xe nâng
Chính vì thế, tài xế bắt buộc phải kiểm tra xe nâng trước khi vận hành nhằm phát hiện các lỗi sự cố kịp thời. Cách thực hiện như sau: Dùng tay vặn thử các ốc trên 2 bánh sau để xem có bị lỏng hay không, nếu thấy không chắc chắn hãy báo nhân viên kỹ thuật ngay để thay thế / sửa chữa kịp thời.
6. Lỗi hư hỏng Tam bua thắng
Sau thời gian làm việc liên tục với tần suất cao, bố phanh – một bộ phận quan trọng của hệ thống phanh, nằm giữa má phanh (Bộ phận để siết nhằm làm giảm vòng tua bánh) & trống phanh – dễ dàng bị mòn dần. Biểu hiện thường gặp của hiện tượng này là khi dùng chân để đạp phanh xe có cảm giác sâu, phanh không ăn / phát ra âm thanh lạ…
Tam bua thắng / phanh xe nâng
Khi gặp lỗi này, tài xế cần dừng xe nâng ngay, báo cho nhà cung cấp để kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nếu vẫn cố tình tiếp tục cho xe hoạt động sẽ gây vỡ tam bua & thậm chí dẫn tới hỏng hóc nghiêm trọng khác nữa.
7. Lỗi hư hao dầu do sử dụng nguồn nhiên liệu có nhiều tạp chất bẩn
Trong động cơ dầu diesel bơm nhiên liệu (heo dầu) đóng vai trò rất quan trọng, làm nhiệm vụ đưa nhiên liệu lên buồng đốt của xilanh. Nó được ví như trái tim của động cơ. Vì vậy nếu sử dụng nguồn nhiên liệu không sạch, có hòa lẫn bụi bẩn, nước hay hàm lượng tạp chất lớn sẽ gây nên tắc đường ống dẫn dầu. Cặn bẩn bám vào gây tắc, bít kín lỗ phun nhiên liệu hoặc làm lỗ phun nhỏ hơn, khiến buồng đốt nhận được ít nhiên liệu hơn so với yêu cầu, máy chạy yếu.
Kim phun xe nâng
Đối với tất cả các loại nhiên liệu xăng, dầu hay gas; cặn – bụi bẩn, dị vật, hóa chất hay nước lẫn trong nhiên liệu đều có thể dễ dàng gây tắc đường ống dẫn. Cặn bẩn bám vào có làm xe nâng chạy yếu đi, gây xước ty bơm cao áp hay rỉ sét đầu béc phun dẫn tới hỏng hóc nghiêm trọng dần theo thời gian.
Vậy nên, doanh nghiệp luôn cần lưu tâm về quy trình bảo quản – kiểm tra nguồn nhiên liệu dùng cho xe nâng cũng như chọn lựa nhà cung cấp uy tín. Một lưu ý nữa để tránh lỗi này đó là luôn chú ý đảm bảo thùng dầu của xe nâng luôn được đậy kín.
8. Lỗi gãy / lệch càng nâng
Lỗi này nguyên nhân thường do tài xế sử dụng càng nâng để nâng sai quy cách:
– Dùng càng để nâng hàng quá tải so với quy định.
– Dùng 1 càng nâng để nâng hoặc bẩy kiện hàng gây quát càng nâng.
– Dùng càng để kéo, đẩy, gạt kiện hàng.
– Nâng kiện hàng sai góc độ.
9. Trầy xước ty thủy lực
Ty thủy lực xe nâng
Chủ yếu do tác động lực từ bên ngoài vào ty thủy lực, xảy ra va chạm, tiếp xúc, rơi đập, va quệt xe – thiết bị trên xe hoặc đặt/để các vật cứng nặng lên bộ phận này vô tình làm mòn, gây trầy xước.
Cần xi mạ lại hoặc thay thế hoàn toàn ty thủy lực khi gặp trục trặc.
10. Hỏng hộp số hay cần số
Vào hay chuyển số đột ngột có thể gây vỡ hộp số & mòn các lá bố. Trường hợp tài xế không chú ý để cho các loại dị vật, cát sỏi, rác, dây dợ… quấn vào trục bánh xe khi vận hành còn có thể gây vỡ seal / phớt, chảy nhớt, rò rỉ dầu / kẹt hộp số.
Hộp số xe nâng
Xe nâng cũng thường bị hỏng vòng đệm nhựa ôm cần gạt số & đèn báo tín hiệu. Vòng đệm này làm bằng nhựa cứng & làm việc dựa trên cảm ứng điện từ để điều khiển van dầu hộp số. Khi điều khiển, chỉ cần tác động một lực nhỏ để di chuyển cần số sao cho đúng cách. Trong trường hợp vận hành sai, dùng lực cả cánh tay để tác động đẩy tới hoặc nắm giật mạnh ra phía sau, hay vào số bất ngờ khi xe đang di chuyển, vòng đệm nhựa này sẽ dễ dàng bị vỡ, ảnh hưởng đến việc sử dụng xe.
Khi gặp những hư hỏng hộp số này, cần liên lạc với bộ phận kỹ thuật / thợ sửa chữa xe nâng chuyên nghiệp để khắc phục ngay lặp tức, tránh dẫn đến hư hỏng nặng phải thay cả hộp số gây đình trệ tiến độ công việc cũng như tốn kém chi phí.
11. Lỗi động cơ liên quan tới việc dùng & thay dầu
Khi động cơ xe nâng hạ không hoạt động, dầu nhớt sẽ chảy xuống các-te thay vì lưu lại ở những bộ phận quan trọng như piston & cylinder. Khi khởi động, những chi tiết bị hao hụt dầu bôi trơn này khả năng cao sẽ chịu nhiều va chạm – ma sát gây ra các vấn đề. Dầu nhớt cần phải có thời gian để được bơm từ các-te lên, sau đó mới có thể tràn trên các bề mặt tiếp xúc để phát huy tác dụng.
Động cơ xe nâng
Bởi thế, thường xuyên dùng dầu nhớt bôi trơn không đúng cách, ví dụ như không đủ lượng để từ khi khởi động, người sử dụng xe nâng đã vô tình khiến cho việc mài mòn này tiếp diễn trong một thời gian dài, dẫn tới tình trạng hư hỏng thường xuyên ở xe nâng. Việc này làm cho xe nâng bị hư hỏng và phải sửa chữa xe nâng vô tội vạ.
Dầu nhớt tương tự như “máu” luân chuyển bên trong huyết quản, máy nên việc lựa chọn sản phẩm chất lượng, phù hợp sẽ giúp máy hoạt động trơn tru, êm máy, tuổi thọ cao, tránh được nhiều hư hư hỏng. Trước lúc quyết định xài, chủ xe nâng nên hiểu biết về dầu nhớt để đảm bảo được độ bám ngay cả khi máy không hoạt động.
Loại dầu nhớt áp dụng công nghệ phân tử thông minh sẽ luôn bám chặt, đảm bảo những bề mặt ma sát luôn được bảo vệ ngay từ khi khởi động xe.
Bí quyết giúp tăng tuổi thọ xe nâng
Đầu tiên, trong quá trình sử dụng bạn có trách nhiệm vận hành xe nâng và thực hiện đúng lịch trình bảo dưỡng xe nâng của mình theo hướng dẫn.
Hỏng hóc xảy ra do không thực hiện đầy đủ lịch trình bảo dưỡng theo yêu cầu sẽ không thuộc phạm vi bảo hành.
Một số bộ phận của xe bị mòn một cách tự nhiên trong quá trình vận hành.
Xe không được kiểm tra, thay thế & bảo dưỡng định kỳ thì các hiệu quả hoạt động sẽ giảm, dẫn tới hư hỏng nặng, thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên xe.
Bảo dưỡng định kỳ giúp xe tránh khỏi nguy cơ hư hỏng nặng, góp phần tiết kiệm chi phí – tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp xe của Quý khách hàng vận hành xe hiệu quả, đáp ứng đúng ọi tiêu chuẩn theo các quy định về an toàn và môi trường.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh máy lọc gió để xe không bị nóng khi vận hành, ngoài ra cũng phải lưu ý thay nhớt liên tục tùy theo thời gian sử dụng. Trong quá trình thay nhớt của xe , cần chú ý vệ sinh / thay thế lọc nhớt định kỳ để có thể loại bỏ hết các loại cặn / sạn / khói bụi / dị vật… có thể gây ảnh hưởng đến vận hành & tuổi thọ xe.
Trước khi vận hành, sử dụng xe nâng, người dùng cần kiểm tra lượng nhớt & tình trạng nhớt trong máy, nước trong két, dầu thắng, hệ thống đèn, đặc biệt là hệ thống phanh xe,… nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành & an toàn cho người sử dụng.
Để nhận mọi thông tin hữu ích nhất về xe nâng tại thị trường Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline / Zalo BP Kỹ thuật của công ty dịch vụ xe nâng 24h:
0981 219 919
Email: xenang24h@gmail.com / Vuaxenangtrungquoc@gmail.com